Tiếp đà năm thứ 5 liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan vượt ngưỡng 60.000 lao động/năm, năm 2019 hứa hẹn tiếp tục là một năm đầy triển vọng đối với lao động Việt chọn con đường làm giàu từ việc làm ngoài nước. Nhiều chính sách mới được ban hành, “cởi mở” hơn với lao động nước ngoài từ thị trường Đài Loan, hứa hẹn sẽ mang lại việc làm tốt, thu nhập cao, cuộc sống “ấm no” với những lao động Việt biết nắm bắt cơ hội.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 lao động, vượt 30% so với kế hoạch năm (kế hoạch năm 2018 đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài), tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, thị trường đứng đầu về lượng tiếp nhận có thể kể đến: Đài Loan với hơn 60.369 lao động
Anh Nguyễn Tiến Đạt (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), đầu năm 2018 đã quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với một doanh nghiệp của Đài Loan tại Việt Nam, sang làm việc tại Đào Viên, Đài Bắc, cho biết: ” Điều kiện và môi trường làm việc bên này khá tốt, công việc làm theo giờ hành chính (8 giờ/ngày) đem lại thu nhập cao hơn nhiều lần so với doanh nghiệp Đài Loan ở trong nước . “Hiện, nhu cầu lao động tại các ngành nghề tại Đài Loan khá cao, thị trường Đài Loan luôn sẵn việc, chỉ “chờ” lao động Việt có tay nghề, trình độ và tiếng Trung cơ bản”, anh Đạt chia sẻ.
Cũng theo anh Đạt, điều khiến anh tâm đắc nhất được “làm việc trong môi trường Đài Loan” tính nghiêm khắc, kỷ luật lao động rất cao, cách xử lý công việc rất khoa học, khiến lao động Việt Nam học hỏi được rất nhiều. Cùng chung tâm lý như anh Đạt, hiện, Đài Loan là một trong những thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích.
Nhận xét về cơ hội việc làm và nguồn kinh tế mang lại từ thị trường Đài Loan, ông Nguyễn Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định: Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động đã góp phần cải thiện đời sống cho gia đình của người lao động, giúp nhiều gia đình có cuộc sống ấm no, khá giả hơn.
Hơn thế nữa, nhiều lao động Việt Nam sau khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội. Và đúng như nhận định của nhiều lao động Việt, xuất khẩu lao động sang Đài Loan nói riêng và các nước khác nói chung còn là cơ hội để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về Việt Nam, giúp đội ngũ lao động Việt nâng cao tay nghề, rèn luyện ý thức, tác phong công nghiệp, nâng tầm chất lượng lao động Việt, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0.
Ước tính Đài Loan sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài trong 5 năm tới. Theo nội dung trong luật, trước mắt, Đài Loan sẽ tiếp nhận lao động nước ngoài trong các ngành nghề: Xây dựng, nông nghiệp, hộ lý, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng,công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ôtô . Đặc biệt, mức lương của lao động người nước ngoài tối thiểu bằng mức lương của người lao động Đài Loan ở cùng vị trí và được ghi rõ trong hợp đồng ký kết với người lao động. Đây sẽ là cơ hội việc làm tốt dành cho lao động Việt Nam.